Pages

Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2016

Cư dân mạng xôn xao chuyện phạt mũ bảo hiểm dỏm

Mấy ngày qua, xoay quanh chuyện xử phạt người đội mũ bảo hiểm dỏm đang có nhiều luồng ý kiến khác nhau. Trên Facebook, các ý kiến bình luận về vấn đề này cũng rộn ràng không kém.
Mặc dù đã có thông báo chính thức chiều ngày 1–7 về việc không xử phạt người đội mũ bảo hiểm dỏm, chỉ xử phạt người đi xe máy mà không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ không cài quai đúng quy định, nhưng cộng đồng mạng vẫn có nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh chuyện mũ bảo hiểm.

Rất đông ý kiến cho rằng việc mũ bảo hiểm kém chất lượng tràn lan thị trường sản xuất mũ bảo hiểm như hiện nay không phải lỗi của người tiêu dùng. Một facebooker cho rằng: “Mình không thích cái kiểu “phạt mũ bảo hiểm dỏm”, để mũ dỏm tràn lan thị trường mất kiểm soát, thế mà lại phạt dân”.
Nhiều người cũng đồng tình với ý kiến này, theo họ: “Phải phạt những nhà sản xuất, buôn bán mũ dỏm, kém chất lượng. Nếu mức sống của người dân cao, họ tự khắc đi tìm sản phẩm chất lượng tốt để mua. Còn việc mua nhầm hàng kém thì do kiến thức của người mua và sự quản lý của Nhà nước”.
Một ý kiến khác cũng cho rằng: “Vấn đề là phải quản lý đừng để mũ bảo hiểm dỏm bày bán tràn lan như hiện nay, ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa người dân thật sự chưa phân biệt được mũ tốt, mũ dỏm và điều kiện tiền bạc cũng rất khó khăn để mua mũ tốt”.
Cũng có người bức xúc vì “việc xử phạt này càng có cớ cho mấy anh công an “phạt tại chỗ” người đi đường”.


Bên cạnh nhiều ý kiến tán đồng việc không xử phạt, nhiều người cũng thẳng thắn chia sẻ việc phạt mũ bảo hiểm dỏm là hoàn toàn chính đáng. Một cư dân mạng chia sẻ: “Mũ bảo hiểm là để bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho chính chúng ta. Không xử phạt người thì chẳng bao giờ dân tuân thủ chấp hành được”.
Cũng có người cho biết tại nhiều nước đã tiến hành xử phạt chứ không riêng gì Việt Nam.

Dù có nhiều quan điểm trái chiều nhưng nhìn chung, đội mu bao hiem quang cao trước hết được xem là cách để người đi đường bảo đảm an toàn cho bản thân chứ không phải để đối phó với công an. Mượn lời một facebooker thì: “Tính mạng con người là vô giá, ý thức và trách nhiệm cá nhân làm đúng pháp luật, làm đúng với cộng đồng là đáng trân trọng và cổ vũ”. Bạn đồng tình chứ?

Cách nhận biết mũ bảo hiểm thật và giả

Từ tháng 3 năm 2013, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhận biết và sử dụng mũ bảo hiểm chính hãng đạt chuẩn về chất lượng, đồng thời phối hợp với Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương) ra quân kiểm tra, xử lý hành vi sản xuất, mua bán mũ bảo hiểm giả, mũ bảo hiểm không đạt chất lượng.
     Để giúp các bạn dễ dàng trong việc nhận biết và chọn mua được những chiếc mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng, TGVH online xin nêu ra một số đặc điểm tiêu chuẩn của chiếc mũ bảo hiểm đạt yêu cầu:

Mũ bảo hiểm giả / không đạt chất lượng

− Không có tem dán hợp chuẩn (CR), không có nhãn hàng hóa hoặc nếu có thì tem, nhãn không sắc nét, dễ trầy xước, tróc khỏi vỏ mũ.
− Thiết kế đơn giản, sơ sài, các chi tiết không sắc nét, thường nhái theo các kiểu mũ thời trang (mũ lưỡi trai, mũ rộng vành, mũ phớt…).
− Vỏ mũ làm bằng nhựa mỏng, giòn, dễ trầy xước, dễ vỡ khi va chạm mạnh.
− Lõi xốp mỏng, mềm, bị lún khi ấn ngón tay vào, dễ tháo rời khỏi vỏ mũ. Một số mẫu không có lõi xốp mà chỉ có một lớp vải mỏng bên trong.
− Dây quai không chắc chắn, dễ sờn, đứt, bị giãn khi kéo căng.
− Giá thành rất thấp, chỉ từ vài chục ngàn đồng đến trên dưới 100.000 đồng.


Mũ bảo hiểm đạt chất lượng

− Thiết kế tinh xảo, các chi tiết sắc nét, chắc chắn, ôm sát đầu và có cảm giác êm, thoải mái khi đội.
− Có dán tem hợp chuẩn (CR), nhãn hàng hóa được thiết kế tinh xảo, phản chiếu sắc cầu vồng dưới ánh sáng. Ngoài ra, một số nhà sản xuất không chỉ in logo trên bề mặt mũ mà còn in trên quai mũ, lõi xốp bên trong để chống hàng giả.
− Vỏ mũ làm bằng nhựa tốt, dày, cứng như ABS (nhựa cứng), PVC (nhựa cao cấp, nhẹ hơn ABS), sợi thủy tinh (chống trầy xước), da…
− Lõi xốp dày, chắc, không bị lún khi ấn ngón tay vào, được dán chắc chắn vào vỏ mũ.
− Dây quai có nhiều lớp, chắc chắn, chịu lực kéo tốt. Một số loại mũ còn có dây quai được thiết kế lồng vào bên trong lõi xốp rất chắc chắn, giúp mũ ôm sát đầu và khó rớt khi xảy ra va chạm, té ngã.
− Giá thành từ 200.000 đồng trở lên.

Để bảo vệ sức khỏe, tính mạng bản thân và những người trong gia đình cũng như thể hiện ý thức tuân thủ pháp luật, các bạn hãy tìm mua sản phẩm mũ bảo hiểm chất lượng từ những nhà sản xuất uy tín thay vì các mặt hàng trôi nổi với giá thành rẻ như trước đây.

Chỉ chấp nhận mũ bảo hiểm có tem CR

Từ 1.7, nón bảo hiểm gắn dấu CS, tem “đã kiểm tra” sẽ không được phép bày bán trên thị trường nữa, thay vào đó cơ quan quản lý chỉ chấp nhận một chuẩn nón bảo hiểm duy nhất có gắn dấu CR.

Không ghi nhãn “mũ bảo hiểm chính hãng tại Hà Nội cho người đi môtô, xe máy”, không gắn dấu hợp quy, không địa chỉ sản xuất… những chiếc nón bảo hiểm “ba không” này hiện vẫn đang được bày bán công khai trên các nẻo đường trong cả nước.

Theo báo cáo tại hội nghị liên ngành về tăng cường công tác quản lý chất lượng nón bảo hiểm, các cơ quan chức năng đã kiểm tra nhưng không xử lý được vì thiếu chế tài. Các điểm kinh doanh nón bảo hiểm “ba không” vẫn đang tồn tại công khai do vẫn có nhiều người muốn mua loại nón này.



Không chỉ ý thức của người tiêu dùng mà chính một số doanh nghiệp cũng đang tiếp tay cho tình trạng nón bảo hiểm giả, nón bảo hiểm không hợp quy chuẩn lưu thông trên thị trường. Trong thực tế, hiện vẫn còn tồn tại một số cơ sở sản xuất, lắp ráp nhỏ lẻ, không thực hiện đăng ký kinh doanh, sản xuất nón bảo hiểm không có nhãn hiệu hoặc làm hàng nhái, hàng giả, không thực hiện chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy nhưng vẫn tự dán dấu CR và đưa ra thị trường. Táo tợn hơn, có doanh nghiệp còn công khai sản xuất, kinh doanh nón cho người đi bộ, đi xe đạp có hình dáng giống nón bảo hiểm để bán cho người đi môtô, xe máy vì luật pháp không cấm sản xuất, kinh doanh loại nón này.
                                       

Xem thêm: Mũ bảo hiểm rởm đua nhau tùng hoành
Để góp phần tăng cường công tác quản lý chất lượng nón bảo hiểm, ngày 4.5, tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TCĐLCL – bộ Khoa học và công nghệ) đã ra thông báo quy định việc sử dụng thống nhất dấu chất lượng đối với nón bảo hiểm cho người đi môtô, xe máy. Theo đó, kể từ 1.7, dấu CS và tem “đã kiểm tra” nón sẽ hết hiệu lực và thống nhất sử dụng dấu hợp quy CR.

Việc chuyển đổi dấu chất lượng trên nón bảo hiểm quà tặng chỉ thực hiện với nón bảo hiểm của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối, kinh doanh nón bảo hiểm chứ không điều chỉnh đối với nón bảo hiểm người tiêu dùng đang sử dụng, vì thế loại nón có dấu CS, tem “đã kiểm tra” người dân đang sử dụng vẫn lưu thông bình thường. Sau ngày 1.7, thị trường bán nón bảo hiểm sẽ chỉ có duy nhất một loại nón bảo hiểm gắn dấu CR; các loại nón bảo hiểm gắn dấu CS, tem “đã kiểm tra” sẽ không được phép bày bán nữa.


Mũ bảo hiểm rởm đua nhau tung hoành


Năm 2008, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành quy định “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi môtô xe máy”, các loại mũ không đạt "chuẩn" sẽ không được phép sản xuất, lưu hành. Theo đó, các kiểu MBH thời trang được cách điệu vành rộng, lưỡi trai, mũ không đảm bảm chất lượng cũng sẽ không được lưu hành.

Tuy nhiên, trên địa bàn thành phố Hà Nội, các loại mũ bảo hiểm thời trang, không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, không tem kiểm định chất lượng, không địa chỉ sản xuất vẫn đượcngang nhiên bày bán.

Dọc vỉa hè đường Láng, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng… nhan nhản các sạp bán mũ bảo hiểm rởm. Hàng loạt mũ bảo hiểm thời trang, mũ bảo hiểm kém chất lượng nằm la liệt trên những tấm bạt được người bán trải ngay trên vỉa hè. Thậm chí, có người còn bán mũ “di động” trên những chiếc xe gắn máy để rong ruổi mọi ngõ ngách.

Trong khi các đại lý mũ bảo hiểm có uy tín như Protec, Amoro… ế ẩm khách thì các hàng vỉa hè lại “nườm nượp kẻ bán, người mua”. Lý do đơn giản là mũ bảo hiểm vỉa hè có đủ các loại màu sắc, kiểu dáng thời trang, bắt mắt. Đặc biệt giá bán lại vô cùng rẻ, mỗi chiếc mũ chỉ từ 20 - 30 nghìn đồng.


Xem thêm: Mũ bảo hiểm thời trang ế ẩm trước lệnh cấm

Không cần bày bán trong các cửa hiệu, chỉ cần trưng bày trên vỉa hè, lề đường với vài tấm biển quảng cáo mức giá hấp dẫn, lại đánh trúng tâm lý rẻ - đẹp - đối phó với công an của người tham gia giao thông mà những chiếc mũ bảo hiểm rởm đang chiếm thế thượng phong so với thị trường mũ bảo hiểm chính hãng.

Cô Bắc, một người bán mũ bảo hiểm trên đường Láng cho biết: “Trung bình, ngày nọ bù ngày kia, tôi cũng bán được 30 - 40 chiếc. Người mua chủ yếu là thanh niên. Giá rẻ lại nhiều kiểu dáng nên bọn trẻ rất thích”.

Ngay cả khi các Bộ Khoa học, Bộ Công an, Bộ Công Thương và Giao thông vận tải đề xuất xử phạt 200.000 đồng nếu người điều khiển mô tô đội mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng, thì mũ bảo hiểm giả, kém chất lượng vẫn được bày bán tràn lan trên phố. Còn người tham gia giao thông vẫn vô tư đội trên đầu những chiếc mũ rởm.


Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

Mũ bảo hiểm thời trang ế ẩm trước lệnh cấm

Khách hàng thưa thớt, còn chủ hàng ngồi buôn chuyện. Đó là tình trạng chung của nhiều cửa hàng bán mũ bảo hiểm thời trang ở Hà Nội sau khi có thông tin từ ngày 15/11 cấm mũ bảo hiểm thời trang không đạt chuẩn
Chiều thứ bảy, cửa hàng mũ bảo hiểm ngã tư Kim Liên - Nguyễn Lương Bằng vắng tanh. Vừa thấy khách dừng xe, một nam nhân viên chạy ra cầm ngay 2 chiếc mũ dúi vào tay khách mời chào. Thấy khách tỏ vẻ nghi ngại về chất lượng mũ, anh ta cầm ngay hai mũ đập mạnh vào nhau.

Đứng trước "rừng" mũ bảo hiểm trước cửa hàng 513 phố Huế, anh Nguyễn Văn Sáu (Hai Bà Trưng) sau ít phút lưỡng lự đã quyết định chọn mua mũ Protec có tem nhãn CS. Anh Sáu giải thích: "Qua phương tiện thông tin đại chúng, biết tới đây nhà nước cấm mũ bảo hiểm thời trang nên tôi mua một chiếc khác dự phòng". Trước đó anh Sáu đội mũ bảo hiểm có lưỡi trai.
Tuy nhiên, tại một số cửa hàng lác đác vẫn xuất hiện những bạn trẻ lựa mua mũ thời trang. Cầm chiếc mũ bảo hiểm lưỡi trai màu đen hiệu Osakar, Minh Thu (Đống Đa) cho biết: "Em chọn mũ này vì thấy kiểu dáng đẹp. Mình cứ hay nói cấm nhưng có phải lúc nào nói cũng làm đâu. Từ nay đến lúc ấy có khi em thay mấy cái rồi".
Trước đó, Bộ Khoa học Công nghệ khẳng định từ ngày 15/11, nón bảo hiểm chính hãng Hà Nội cho người đi mô tô, xe máy sản xuất trong nước, nhập khẩu chỉ được phép lưu thông trên thị trường khi đã tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy (gọi tắt QCVN 2).

Theo quy chuẩn mới được ban hành này, mũ bảo hiểm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ phải có cấu tạo cơ bản theo 3 kiểu dáng: mũ che nửa đầu (bảo vệ phần đầu phía trên của người đội); che cả đầu và tai (bảo vệ phần trên của đầu, vùng chẩm và tai); che cả đầu, tai và hàm (bảo vệ phần trên của đầu, vùng chẩm, tai, cằm).
Ngoài kiểu dáng được quy định như trên, các loại mũ bảo hiểm sản xuất phải có chu vi vòng đầu 500-520 mm, khối lượng từ 0,8 kg đến 1,5 kg… Các loại mũ bảo hiểm, gồm cả loại thời trang rộng vành (có thể che khuất tầm nhìn), hoặc không bảo vệ được ít nhất nửa đầu trên của người đội sẽ bị liệt vào dạng không đạt tiêu chuẩn và bị cấm sử dụng.

Theo VnExpress


Sợ bị phạt, chen nhau mua mũ bảo hiểm xịn


Ghi nhận của tại các tuyến phố như Xã Đàn, Chùa Bộc, phố Huế, Hàng Đậu… mặc dù không phải giờ cao điểm nhưng các cửa hàng cũng như các điểm bán MBH trên vỉa hè vẫn nườm nợp khách mua sắm. Bãi để xe của nhiều cửa hàng bán MBH luôn trong tình trạng kín chỗ, nhiều khi đông khách, xe còn để tràn xuống cả lòng đường.
Theo các chủ cửa hàng bán MBH, số lượng khách tới cửa hàng chọn mua mũ tăng gấp đôi, gấp ba lần so với ngày thường. Trung bình mỗi ngày các cửa hàng bán được vài trăm chiếc MHB.

“Có lẽ vì sợ bị xử phạt nên người dân đổ xô đến các cửa hàng bán MBH để mua Nhiều khách hàng còn mua cả 3-4 chiếc mũ một lúc để về thay thế toàn bộ số mũ bảo hiểm thời trang thời trang của các thành viên trong gia đình”, một chủ cửa hàng bán MBH tên Mai trên đường Xã Đàn cho biết.
Tương tự, bác Nguyễn Văn Trung, chủ một cửa hàng MBH tại phố Hàng Đậu cũng cho biết, lượng khách tới cửa hàng chọn mua MBH tăng đột biến từ ngày 30/6 cho tới nay. “Trước kia, cửa hàng nửa tháng mới phải nhập MBH một lần nhưng 3 ngày hôm nay, mỗi ngày phải điện thoại đặt hàng một lần do nhu cầu mua MBH của khách tăng cao”.
Quầy thu ngân của một cửa hàng bán MBH trên đường Xã Đàn không lúc nào ngớt khách thanh toán


Theo các chủ cửa hàng, từ ngày 30/6 đến ngày hôm nay, trung bình mỗi ngày bán được khoảng 300-500 chiếc MBH.
Mũ bảo hiểm chính hãng tại Hà Nội đủ ba bộ phận, có tem CR có giá từ 150.000-200.000 đồng được nhiều người chọn mua
Hầu hết các chủ cửa hàng bán MBH đều cho biết, vào cuối buổi chiều khi tan giờ công sở, lượng khách tới cửa hàng mua mũ sẽ tăng gấp 2-3 lần lượng khách vào buổi trưa 

Theo kế hoạch số 69 của Ủy Ban ATGT quốc gia, kể từ 1/7, các lực lượng chức năng sẽ chính thức thực hiện đồng loạt xử lý người ngồi trên xe máy, xe mô tô, xe đạp máy tham gia giao thông không đội MBH hoặc đội MBH không đúng cách, MBH không đủ ba bộ phận theo Nghị định số 171/2013/NĐ-CP. Trường hợp vi phạm sẽ bị xử phạt từ 100.000-200.000 đồng.

Chưa cấm đội mũ 'bảo hiểm thời trang'

Từ 15/11, mũ bảo hiểm thời trang và mũ kém chất lượng không có dấu CR bắt đầu bị cấm sản xuất, tiêu thụ. Tuy nhiên, những người đã mua loại mũ này vẫn có thể sử dụng mà không lo bị phạt do chưa có quy định cấm.

Để xóa sổ các loại mũ bảo hiểm kém chất lượng trên thị trường, Bộ Khoa học Công nghệ quy định, từ 15/11, tất cả các loại mũ sản xuất hay nhập khẩu đều phải được đánh giá phù hợp quy chuẩn và dán tem CR (thay mẫu tem CS) trước khi đưa ra thị trường. Còn mũ "bảo hiểm thời trang" tạm thời bị cấm sản xuất cũng như tiêu thụ do chưa đảm bảo về chất lượng.
Do vậy, quy định này mới có hiệu lực đối với doanh nghiệp sản xuất mũ bảo hiểm, còn người dân vẫn có thể dùng mũ đã mua.
Theo tìm hiểu của VnExpress.net, ngay cả Nghị định 146/CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cũng như thông tư mới nhất của Bộ Công an cũng không đề cập tới việc xử lý người đội mũ bảo hiểm không đạt chất lượng cũng như mũ bảo hiểm thời trang.



Trước đó, trao đổi với báo chí, Tổng cục trưởng Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng Ngô Quý Việt cho biết, bên cạnh thanh kiểm tra vi phạm quy định về dán tem, Bộ Khoa học Công nghệ cũng chỉ đạo kiểm kê số mũ có dấu CS đang tồn trên thị trường để tìm biện pháp chuyển mũ này sang dấu CR."Dấu CS hay CR đều đảm bảo chất lượng, nếu doanh nghiệp làm nghiêm chỉnh. Thế nên, ai đã mua mũ có dấu CS mà đảm bảo chất lượng thì cũng yên tâm sử dụng", ông Việt nhấn mạnh.Theo Quy chuẩn Quốc gia, tem CR dán trên mũ phải do bên thứ ba đánh giá sau đó doanh nghiệp mới được công bố. Còn tem CS trước đây do doanh nghiệp tự lấy mẫu đi kiểm tra rồi công bố hợp quy.

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Đẩy mạnh công tác kiểm tra các cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm trên toàn quốc

Theo ông Trần Quốc Tuấn, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng), từ ngày 25- 28/3/2014 đơn vị này đã phối hợp cùng với cơ quan liên quan tại địa bàn hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương tiến hành kiểm tra một số cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm.
Cụ thể có 3 doanh nghiệp thuộc  Hải Dương và 2 doanh nghiệp thuộc Hưng Yên là: Công ty cổ phần quốc tế Nakata, địa chỉ tại khu 1, xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương; Doanh nghiệp tư nhân sản xuất và thương mại Tuấn Bình, địa chỉ khu công nghiệp Thạch Khôi, tỉnh Hải Dương; Doanh nghiệp tư nhân sản xuất và thương mại Tuấn Bình, địa chỉ khu công nghiệp Thạch Khôi, tỉnh Hải Dương; Công ty TNHH Nhựa và Cơ khí Hồng Hải, khu công nghiệp Phố Nối A, xã Trưng Trắc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên thuộc diện bị kiểm tra.

Đoàn kiểm tra đã yêu cầu các doanh nghiệp xuất trình các giấy tờ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng MBH cho người đi môtô, xe máy.
"Qua kết quả khảo sát tháng 12/2013 của Cục phát hiện mẫu non bao hiem qua tang lưu thông trên thị trường mang nhãn của Công ty cổ phần quốc tế Nakata không đạt chất lượng nhưng đến nay doanh nghiệp này đã dừng sản xuất. Cơ quan kiểm tra cũng đã tiến hành lấy 02 mẫu mũ bảo hiểm nhãn hiệu SUNLUX A4K và SUNLUX A7K của Công ty TNHH Nhựa và Cơ khí Hồng Hải mang đi thử nghiệm. Kết quả phù hợp QCVN 2: 2008/BKHCN", ông Tuấn cho biết.
Tuy nhiên, đợt kiểm tra lần này cơ quan chức năng cũng đã phát hiện một mẫu mũ bảo hiểm IPADEX loại che nửa đầu cỡ lớn của Công ty TNHH một thành viên Sơn Tùng HD, Văn phòng tại Hải Dương, xưởng sản xuất tại khu công nghiệp Tân Quang, tỉnh Hưng Yên có kết quả thử nghiệm không phù hợp QCVN 2:2008/BKHCN.


"Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa đã ra thông báo kết quả thử nghiệm mẫu sản phẩm và thông báo về việc tạm đình chỉ sản xuất, lưu thông đối với mẫu mũ bảo hiểm này. Đồng thời lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm và chuyển hồ sơ tới Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để  xử lý theo quy định của pháp luật", ông Tuấn nói.
Trước đó, nhằm đẩy mạnh công tác quản lý chất lượng mũ bảo hiểm, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa đã tiến hành khảo sát mặt hàng này tại các cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm quảng cáo và lưu thông một số tỉnh thành. Qua đó phát hiện kịp thời những vi phạm trong sản xuất, kinh doanh từ đó đề ra những phương hướng quản lý phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động quản lý chất lượng mặt hàng này một cách sát thực và sâu rộng trên toàn quốc.


Quảng Ngãi: Quyết liệt bài trừ mũ bảo hiểm rởm

Trước tình trạng mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng, mũ bảo hiểm giả, mũ rởm bày bán, sử dụng tràn lan, lực lượng Công an, Quản lý thị trường đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những cá nhân mua bán, không đội mũ bảo hiểm đúng quy chuẩn tham gia giao thông. Trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi, tình trạng bán hàng giả vẫn tràn lan trên vỉa hè, lề đường, chưa kể các cửa hàng bán trộn lẫn mũ thật- giả công khai.

Bên cạnh đó, một số người dân chỉ chú trọng việc chấp hành quy định đội mũ bảo hiểm khi lưu thông trên đường chứ chưa thật sự quan tâm đến chất lượng chiếc mũ bảo hiểm mà mình đang đội, một số người còn lựa chọn những chiếc mũ thời trang hình dạng giống mũ bảo hiểm để vừa làm đẹp, vừa đối phó với lực lượng chức năng; dẫn đến phần đông người dân sử dụng mũ bảo hiểm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Ông Lê Thụy Vũ - Phường Nguyễn Nghiêm, Tp Quảng Ngãi chia sẻ: Mục đích của Nhà nước mình là không ngoài  việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe của bà con mình khi tham gia giao thông.” Theo ông Vũ, hiện nay người dân mua bảo hiểm rất khó nhận biết đâu là mũ bảo hiệm chất lượng, đâu là mũ bảo hiểm rởm.

Theo Ban ATGT tỉnh Quảng Ngãi, trong 6 tháng đầu năm nay, lực lượng chức năng trên địa bàn đã xử phạt các vi phạm về MBH gần 1,5 tỷ đồng.Theo đó, Chi Cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Chi Cục Quản lý thị trường, Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế và chức vụ tổ chức kiểm tra 25 cơ sở kinh doanh MBH, 96 trường hợp mua bán, vận chuyển mũ bảo hiểm.
Ông Đỗ Tấn Ảnh, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 1, Chi cục Quản lý thị trường Quảng Ngãi cho biết: “Những nón bảo hiểm chính hãng tại Hà Nội dù thiếu nội dung vẫn kiểm tra xử lý và đồng thời đối chiếu với  hồ sơ, hóa đơn chứng từ, dấu kiểm định chất lượng, số seri để đối chiếu xem có phải hàng rởm, hàng kém chất lượng. Làm sao giữ đảm bảo thị trường mũ bảo hiểm là thị trường mũ chất lượng.”

Kiểm soát chất lượng mũ bảo hiểm trong thời điểm hiện nay là việc làm cần thiết và được cho là hết sức quan trọng, phải thực hiện thường xuyên khi mà trên thị trường mũ bảo hiểm trong tỉnh vẫn còn nhiều mũ bảo hiểm không đảm bảo chất lượng được bày bán.  Người tham gia giao thông sẽ phòng ngừa được những rủi ro khi tai nạn xảy ra trên đường nếu đội đúng mũ bảo hiểm chất lượng.

Theo ANTV

Mũ bảo hiểm xịn đắt hàng

Hầu hết các đại lý bán buôn mũ bảo hiểm ngày hôm nay ở Hà Nội đồng loạt tăng giá. Các ông chủ bán hàng thì tỏ ra hồ hởi, còn người mua thì than đắt.
Thực hiện kế hoạch của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, việc xử phạt các vi phạm về sản xuất kinh doanh mũ bảo hiểm không đạt tiêu chuẩn bắt đầu từ ngày mai, 1/7. Đặc biệt người đội mũ bảo hiểm không đạt tiêu chuẩn khi lưu thông trên đường cũng bị xử phạt.
Trước tình hình ấy, hầu hết các quán hàng bán mũ bảo hiểm ở khu vực đường Xuân Thủy, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng,  Khuất Duy Tiến đồng loạt tăng giá. Riêng tại Xuân Thủy hầu hết các quán hàng đều tương đối đông khách hàng. Mẫu mã và số lượng mũ bảo hiểm cũng tăng đột biến.

Qua tìm hiểu, giá một chiếc mu bao hiem quang cao là từ 150.000 đồng đến 200.000 đồng/ mũ. Riêng đối với các loại mũ bảo hiểm có kính che mặt thì giá từ 250.000 -370.000 đồng/ mũ. Đối với các loại mũ bảo hiểm chụp kiểu dáng thể thao dao động từ 500.000 -800.000 đồng/mũ.Thật chất giá cả các loại mũ này là do chủ cửa hàng quy định. Đặc biệt hầu hết các loại mũ này đều tăng lên 20.000 -40.000 đồng so với vài ngày trước đây.
Chị Bùi Thị Thủy, một chủ quán kinh doanh mũ bảo hiểm ở Cầu Giấy cho biết, trước đây việc kinh doanh mũ bảo hiểm cửa hàng chị tương đối ế ẩm, vì hầu hết khách hàng thường mua các loại mũ bảo hiểm kiểu dáng thời trang ở vỉa hè giá chỉ có 20.000 -25.000 đồng/mũ. Từ khi thông tư về việc xử phạt đối với việc sử dụng mũ bảo hiểm rởm thì cửa hàng chị kinh doanh khá hẳn, trước đây một ngày chỉ bán được 4-5 mũ, thì gần đây ngày cao điểm nhất chị bán được 300 mũ.

Nguyên nhân vì sao có sự đột biến như vậy? Chị Thủy lý giải, vì các điểm bán mũ bảo hiểm kiểu hàng rong ở vỉa hè không đủ vốn mà kinh doanh các loại mũ bảo hiểm đắt tiền, do đó việc buôn bán cũng ít đối thủ cạnh tranh hơn. Đặc biệt tâm lý chung là, chẳng ai muốn bị cơ quan chức năng phạt vì đội mũ bảo hiểm rởm cả.


Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Kiên quyết loại bỏ mũ bảo hiểm kém chất lượng ra khỏi thị trường

Tại cuộc họp báo trực tuyến thường kỳ tháng 2/2013, vấn đề về quản lý đối với chất lượng mũ bảo hiểm được đặc biệt quan tâm. Bộ Công Thương khẳng định: năm 2013 sẽ phải tạo bước đột phá cơ bản trong xử lý mũ bảo hiểm kém chất lượng, đồng thời xây dựng kế hoạch để kiên quyết loại bỏ mũ bảo hiểm giả ra khỏi thị trường.
Ông Đỗ Thanh Lam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cho biết, hiện nay trên thị trường mũ bảo hiểm được chia thành 3 loại: loại nhập từ nước ngoài, loại sản xuất trong nước và một loại khác là “những sản phẩm giống với mũ bảo hiểm” (còn gọi là mũ thời trang). Những loại mũ giống hệt như mũ bảo hiểm này có độ cứng của vỏ và phần xốp không đảm bảo, hoặc làm giả nhãn mác của những hãng sản xuất trong nước không đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng.


Cũng theo phân tích của ông Lam, sở dĩ có tình trạng người tiêu dùng Việt Nam không mua mũ bảo hiểm theo quy chuẩn của Việt Nam và thế giới mà thường sử dụng mũ bảo hiểm giả là do các sản phẩm này có giá rất rẻ, khi bị mất thì không tiếc tiền. Trong khi đó, theo số liệu thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2013, số vụ tai nạn giao thông giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng số người chết lại tăng 18%. Nguyên nhân hàng đầu là do sử dụng mũ bảo hiểm kém chất lượng. Do đó, ông Lam cho rằng, năm 2013 sẽ phải tạo bước đột phá cơ bản trong xử lý mũ bảo hiểm kém chất lượng, đồng thời xây dựng kế hoạch để xử lý triệt để vấn đề mũ bảo hiểm giả.
         
Vừa qua, thực hiện chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công Thương về kiểm tra, ngăn chặn, chấm dứt tình trạng kinh doanh mũ bảo hiểm xe máy không đảm bảo chất lượng, ngày 25/02, Cục Quản lý thị trường và Chi cục Quản lý thị trường TP. Hà Nội đã tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh tại 15 cơ sở (gồm cửa hàng và bày bán trên vỉa hè) tại quận Đống Đa, Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Hoàng Mai. Tổng số mũ được kiểm tra là 3.336 chiếc; trong đó số mũ đã có hợp quy theo quy định là 1.338 chiếc, chiếm 40,11%; số mũ vi phạm (hành vi không có hóa đơn) là 1.998 chiếc, chiếm 59,89%. Tổng số tiền xử phạt hành chính là 8.300.000 đồng (trong đó, có 4 cơ sở đang chờ xử lý). Qua kiểm tra, kiểm soát, thực tế cho thấy 100% đơn vị được kiểm tra đều phát hiện vi phạm, với vi phạm chủ yếu không hóa đơn, chứng từ; chưa đăng ký kinh doanh.
Sắp tới, sẽ có một thông tư liên tịch giữa các Bộ: Công Thương, Công an, Giao thông Vận tải, Khoa học Công nghệ quy định về sản xuất kinh doanh, nhập khẩu và sử dụng mũ bảo hiểm tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho các lực lượng chức năng để quản lý thị trường và chất lượng mũ bảo hiểm.

Thế nào là mũ bảo hiểm An Toàn và đạt chuẩn

- Hiện nay trên thị trường hiện có quá nhiều loại mũ bảo hiểm bày bán la liệt khắp nơi với rất nhiều nhãn hiệu, từ nhiều nguồn khác nhau với chất lượng và giá cả cũng rất khác nhau: Trong đó phần nhiều là sản xuất mũ bảo hiểm trong nước, nhưng bên cạnh đó là một số lượng lớn hàng nhập lậu trôi nổi. Thật khó cho khách hàng khi phải cân nhắc lựa chọn. Tuy nhiên khách hàng cần lưu ý một số điểm chính khi xem xét để lựa chọn như sau:

- An toàn là vấn đề quan trọng nhất do vậy chất lượng mũ bảo hiểm phải được chú trọng trước tiên chứ không phải giá cả. Trên thị trường có rất nhiều loại mũ bảo hiểm chất lượng kém không đảm bảo an toàn cho người sử dụng do không được kiểm duyệt chất lượng đặc biệt là các loại mũ bảo hiểm nhập lậu tất nhiên là giá rất rẻ. Mũ bảo hiểm có chất lượng cao phải là mũ đã qua các cơ quan chức năng kiểm định phù hợp với tiêu chuẩn Việt nam TCVN 5756-2001- với các quy định cụ thể về các thông số kỹ thuật như kích cỡ, vật liệu, độ cứng, khối lượng, độ bền va đập… đủ đảm bảo an toàn cho người sử dụng khi xảy ra tai nạn. Các doanh nghiệp dù sản xuất hay nhập khẩu đều phải kiểm định sản phẩm đảm bảo phù hợp tiêu chuẩn và công bố phù hợp tiêu chuẩn trước khi bán ra thị trường. Trên mũ bảo hiểm có dán tem dấu hợp chuẩn CS-TCVN 5756-2001.



Mũ bảo hiểm chất lượng cao được làm bằng vật liệu tốt đủ cứng để có thể bảo vệ, có lớp sơn bền đẹp, quai và khoá chắc chắn, lớp lót trong đẹp làm bằng chất liệu tốt …

- Ngoài ra cần xem xét mũ bảo hiểm chất lượng cao phải được đóng gói theo tiêu chuẩn quy định, có hộp giấy bao gói, có ghi rõ nhà sản xuất hoặc nhà nhập khẩu và kèm theo hướng dẫn sử dụng rõ ràng.
- Tốt nhất khách hàng nên lựa chọn sản phẩm của một số nhà sản xuất có uy tín như mũ bảo hiểm chính hiệu An Trần vừa đảm bảo chất lượng mà giá lại rất phải chăng. Chỉ có mũ chất lượng cao mới đảm bảo an toàn.

Xem thêm: Tham gia giao thông với mũ bảo hiểm thời tran có kính
- Vẻ đẹp và tiện dụng: Sau khi đảm bảo chắc chắn loại mũ nào có chất lượng cao thì khách hàng mới nên cân nhắc hình thức và sự tiện dụng. Tuỳ theo sở thích của từng người mà sự lựa chọn khác nhau, nhưng cũng nên chú ý tới tính thời trang tức sự đồng điệu về màu sắc của xe mà bạn đang sử dụng với màu và kiểu dáng của mũ, hoặc tính đồng nhất về thương hiệu BOSS của công ty sản xuất mũ bảo hiểm An Trần


Tham gia giao thông với mũ bảo hiểm thời trang có kính

Mũ bảo hiểm quảng cáo có kính thời trang chính hãng được sản xuất tại khu công nghiệp Công nghệ cao vừa và nhỏ - Từ Liêm, Hà Nội với kiểu dáng hiện đại, đẹp mắt, chắc chắn, hợp với mọi độ tuổi, giúp bảo vệ bạn trên mọi nẻo đường. Mũ được sản xuất từ chất liệu nhựa ABS, PP – chất liệu chuyên dùng cho nón bảo hiểm, độ bền cao - có khả năng chịu tác động của ngoại lực cao. Mũ có kính chắn gió bằng nhựa trong suốt, giúp bảo vệ đôi mắt khi đi đường. Mũ có nhiều kiểu dáng, nhiều màu sắc cho bạn lựa chọn. Lớp đệm lót bên trong mũ bảo hiểm dày, tạo cảm giác êm ái, thoải mái khi đội. Khóa mũ bền, dây quai chắc chắn và có thể dễ dàng điều chỉnh độ dài của dây.

Thông tin chi tiết sản phẩm


Tên/Mã sản phẩm: Mũ Bảo Hiểm Thời Trang Có Kính
Xuất xứ: Việt Nam
Quy cách sản phẩm:
- Màu sắc: Tím, xanh, đỏ, đen.
- Chất liệu: nhựa
- Kích thước lòng mũ: 21 x 16.5 cm
- Trọng lượng: 784gr
- Bảo hành 1 năm với sản phẩm bị lỗi do nhà sản xuất tại địa chỉ in trên phiếu bảo hành. 

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ

CÔNG TY TNHH SX TM & DV CSC - MŨ BẢO HIỂM ĐẠT TIÊU CHUẨN
Nhà máy: 178/12 Lê Văn Quới - P. Bình Hưng Hòa A - Q. Bình Tân - Hồ Chí Minh   
VPGD: Số 18 Lô 10A Trung Yên 10, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Email: mubaohiemtieuchuan.com@gmail.com
ĐT: (04).62.605.110/ 0963.689.135
 
 
Blogger Templates