Pages

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2016

Cảnh sát giao thông có được phép xử phạt mũ bảo hiểm dởm?

Cảnh sát giao thông có được phép phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy đội mũ bảo hiểm dởm khi đang tham gia giao thông khi mà Nghị định 71, cũng như các văn bản quy phạm pháp luật khác không hề quy định về điều này?
Để bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, PV đã ghi lại ý kiến của một số luật sư.
Luật sư Nguyễn Tiến Trung - Giám đốc Công ty Luật Trách nhiệm hữu hạn Trung Nguyễn, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội:
Theo nội dung kế hoạch thì bắt đầu từ ngày 1/7/2014, lực lượng chức năng sẽ xử lý vi phạm đối với người tham gia giao thông bằng mô tô, xe máy, xe đạp máy (người điều khiển và người đi cùng) không đội mũ bảo hiểm, đội mũ bảo hiểm thời trang không đúng quy cách hoặc đội mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy.
Hình thức xử phạt được xác định căn cứ theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 để ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Tuy nhiên, đối chiếu với Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì chỉ có quy định tại điểm i, k khoản 3 Điều 6, điểm d điểm đ khoản 4 Điều 8 có quy định về việc xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hay đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông mà không hề có quy định nào quy định về việc người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm không đúng tiêu chuẩn (mũ bảo hiểm không đủ ba thành phần là vỏ mũ – đệm hấp thụ xung đông bên trong – quai mũ).
Trong khi đó, đối chiếu các quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008 thì không có quy định nào xác định “kế hoạch” của Uỷ ban an toàn giao thông Quốc gia được xem là một văn bản quy phạm pháp luật cả.


Do đó, không thể coi những nội dung trong kế hoạch đó mang tính quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung như các văn bản quy phạm pháp luật khác được.
Chính vì vậy có thể xác định kế hoạch 69/KH-UBATGTQG ngày 18/4/2014 kế hoạch tổ chức chiến dịch tuyên truyền và triển khai đợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm về sản xuất nón bảo hiểm , kinh doanh và sử dụng mũ không phải mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy không phải là một văn bản quy phạm pháp luật có tính bắt buộc chung với mọi người, mà chỉ là một văn bản hướng dẫn thông thường sử dụng để định hướng, triển khai cho lộ trình thực hiện triển khai việc sử dụng mũ bảo hiểm đúng chất lượng của UBATGTQG.
Hiện tại, chưa có thông tư hướng dẫn hay sửa đổi, bổ sung nghị định 171/2013/NĐ-CP nên cảnh sát giao thông chưa có căn cứ để xử phạt người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn, mọi trường hợp xử phạt người tham gia giao thông với lỗi mũ bảo hiểm không đạt chuẩn, mũ “không phải mũ bảo hiểm” là trái quy định của pháp luật


Thứ Hai, 12 tháng 9, 2016

Làm sạch mũ bảo hiểm đúng cách

Chuẩn bị

Bàn chải đánh răng cũ, bàn chải mềm, tăm bông, vải sạch, miếng bọt biển và chất làm sạch.
Rửa sạch tay. Đảm bảo rằng quần áo đang mặc không bám bụi. Bởi nếu có chúng sẽ làm xước mũ khi cọ rửa.

Cách vệ sinh mũ bảo hiểm

Tuần tự tháo các chi tiết. Nếu chưa chắc chắn về cách thực hiện, hãy liên hệ với nhà sản xuất mũ bảo hiểm để được hỗ trợ. Tránh dùng lực mạnh hoặc dụng cụ cứng để tách các chi tiết bởi rất có thể sẽ làm gẫy lẫy hãm hoặc khóa. Chụp hình trạng thái lắp ghép giữa các chi tiết trước mỗi bước tháo mang tính quyết định để tham khảo.

Xếp các chi tiết theo trình tự để không bị lẫn và dễ lấy khi cần. Chỉ tháo các chi tiết nếu cần.
Hầu hết các loại mũ bảo hiểm đều có 2 tấm ốp sườn. Tháo rời và ngâm chúng trong nước ấm có độ PH trung tính hoặc nước pha dầu gội trẻ em. Dùng khăn xoa, rồi rửa sạch. Ngâm mũ trong nước ấm có pha thêm chút dầu gội, dùng khăn sạch lót dưới đáy chậu để tránh làm xước sơn. Tiếp tục cọ rửa bằng khăn và bàn chải mềm. Làm sạch chúng bằng nước lạnh. Đặt mũ và các chi tiết ướt trước quạt gió để hong khô.
Làm sạch kính chắn gió là khâu quan trọng nhất. Bởi nếu bị xước, kính sẽ lóa khi xe ngược chiều bật đèn, nhanh mờ khi đi dưới trời mưa hoặc thời tiết ẩm. Lau kính bằng vải chuyên dụng. Ngâm kính trong nước ấm và quết lên một chút xà phòng. Thao tác vệ sinh nhẹ nhàng, đặc biệt trên bề mặt kính có lớp chống lóa. Sau khi làm khô, bôi lên kính hoạt chất chống sương mù.
Lau sạch bề mặt ngoài của mũ bằng khăn mềm và chất tẩy nhẹ. Chất tẩy có nguồn gốc từ dầu mỏ sẽ làm hỏng lớp sơn ngoài. Một lần nữa sử dụng nước ấm. Cẩn trọng không dùng lực mạnh. Dùng tăm bông để rửa các lỗ thông gió nếu cần thiết.
Sử dụng bàn chải ở những nơi tay không thể vươn tới. Lặp lại các thao tác này một vài lần.
Sử dụng bút sơn để xóa các vết đá dăm. Cách này không thật hoàn hảo nhưng sẽ làm mờ các vết xước, đồng thời chống nước thâm nhập.
Dùng mỡ silicon bôi trơn các khớp nối. Nhớ lau sạch phần mỡ thừa.
Cuối cùng, ráp các chi tiết lại theo trình tự ngược với lúc tháo. Đảm bảo các chi tiết ở đúng vị trí để thực hiện theo chức năng đã định.
Đánh bóng toàn mũ, đặc biệt là kính chặn. Lớp đánh bóng tốt giữ nước đọng thành giọt và lăn trên kính giúp dễ quan sát.



 
 
Blogger Templates