Pha sẵn một thau nước ấm với dầu gội đầu. Rửa sạch bụi
bẩn bám bên ngoài vỏ nón sau đó ngâm nón vào trong dung dịch đã pha cho ra hết
chất bẩn. Nhẹ nhàng cọ rửa lớp xốp và kéo lớp vải đệm ra để giặt sạch. Cuối
cùng xả lại bằng nước sạch.
Với phần vỏ nón, làm sạch như trường hợp trên, sau
đó phơi mũ bảo hiểm ở nơi thoáng mát hoặc dùng quạt để làm khô. Lưu ý, nón phải
thật khô ráo mới sử dụng, nếu không vô tình bạn đã “tiếp tay” cho vi khuẩn và
làm nón “bốc mùi”.
>>> Tham khảo: mũ bảo hiểm quảng cáo
Lưu ý khi sử dụng mũ bảo hiểm để đảm bảo vệ sinh
– Khi đi mưa về, hãy dùng khăn mềm lau khô nón bảo
hiểm và kính che mắt, sấy khô quai nón
và lớp lót để ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi.
– Tuyệt đối không đội mũ bảo hiểm khi tóc ướt vì da
đầu dễ sinh gàu và bị nhiễm nấm.
– Tuyệt đối không để găng tay, khăn mặt hoặc bất kỳ
vật gì vào trong nón. Bụi bẩn và mồ hôi bám trong găng tay dễ bị “lây” qua nón,
làm lớp lót bên trong chóng hỏng.
– Lưu ý bảo quản kính che mắt của nón bảo hiểm, dùng
vải mềm lau chùi thường xuyên để có thể nhìn rõ hơn. Nếu bị trầy xước quá nhiều
thì nên thay mới.
– Chú ý vệ sinh nón ít nhất một tháng/lần.
– Không kéo căng quai nón. Việc thường xuyên treo mũ
bảo hiểm trên kính xe khiến quai mũ dễ bị mòn và đứt đột ngột, gây nguy hiểm.
– Cẩn thận khi cầm nón, không để nón rớt nhiều lần
vì sẽ làm rạn nứt lớp lót xốp bảo vệ bên trong.
Với những chia sẻ trên đây từ công ty sản xuất mũ bảo hiểm CSC hy vọng bạn sẽ có những hiểu biết cũng như kinh nghiệm nhất định trong
việc vệ sinh mũ bảo hiểm mà không thể tháo rời các bộ phận. Chúc bạn thành
công.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét